Những điều cần biết về phân loại cấp công trình

Những điều cần biết về phân loại cấp công trình

Công trình xây dựng là những sản phẩm của lĩnh vực xây dựng được những người hoạt động trong ngành này tạo ra và được xây dựng dựa  theo những  thiết kế hiện đại và phù hợp với mong muốn của chủ sở hữu. Tùy thuộc vào quy mô xây dựng hay những công năng sử dụng khác nhau mà việc phân loại cấp công trình xây dựng cũng khác nhau và có rất nhiều loại khác nhau. Vậy cách phân loại cấp công trình được quy định như thế nào? Bài viết sau đây chúng mình sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về phân loại cấp công trình.

Những điều cần biết về phân loại cấp công trình

Những thông tin cần biết về phân loại cấp công trình

Từng loại công trình sẽ được xác định chi tiết và cụ thể theo những công năng sử dụng cũng như các tính năng của công trình đó. Vì vậy theo những quy định được xác định theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP về thực hiện quản lý và bảo trì chất lượng của công trình xây dựng thì để phân loại cấp công trình xây dựng sẽ bao gồm các công trình chi tiết như sau:

  • Công trình xây dựng dân dụng: đây là loại công trình xây dựng sẽ bao gồm các loại như nhà để ở hoặc các loại công trình thuộc công cộng.
    • Công trình dân dụng thuộc cấp đặc biệt: Là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hoặc bằng khoảng 15.000m2 ( ≥15.000m2) và có chiều cao trên hoặc bằng 30 tầng (≥30 tầng).
    • Công trình đân dụng thuộc cấp 1: Là nhà ở có tổng diện tích sàn giao động từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2 và có chiều cao nằm khoảng  từ 20- 29 tầng.
    • Công trình dân dụng thuộc cấp 2: Là nhà ở có tổng diện tích sàn giao động từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 và có chiều cao nằm khoảng từ 9-19 tầng.
    • Công trình dân dựng thuộc cấp 3: Là nhà ở có tổng diện tích sàn giao động từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 và có chiều cao nằm khoảng từ 4- 8 tầng.
    • Công trình dân dụng thuộc cấp 4: Là nhà ở có tổng diện tích sàn giao động dưới 1.000m2 và có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 3 tầng hoặc dưới 3 tầng.
Xem thêm:  Khám Phá Những Mẫu Nhà Cấp 4 Hiện Đại Năm 2022

Những điều cần biết về phân loại cấp công trình

  • Công trình xây dựng trong lĩnh vực công nghiệp sẽ bao gồm: Các công trình dùng để sản xuất các vật liệu xây dựng, công trình xây dựng dùng để khai thác các tài nguyên thiên nhiên như than, quặng, công trình thực hiện khai thác đồng thời chế biến dầu khí, công trình trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng hay những công trình dùng để sản xuất công nghiệp nhẹ, công trình dùng để thực hiện công tác chế biến thuỷ sản và nhiều công trình công nghiệp đa dạng ở các lĩnh vực khác.
  • Công trình xây dựng thuộc hệ thống giao thông là các công trình phục vụ cho lưu thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không…
  • Công trình xây dựng thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là những công trình phục vụ đê điều, thủy lợi và các công trình phục vụ chăn nuôi…
  • Công trình xây dựng thuộc cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực kỹ thuật thông thường là các cơ sở hạ tầng dùng để phục vụ các dịch vụ công cộng cụ thể như điện nước, thông tin liên lạc…
  • Công trình phục vụ công tác quốc phòng, an ninh: đây là các công trình dùng để phục vụ cho quốc phòng được đầu tư xây dựng bởi các nguồn vốn nhà nước do bộ quốc phòng hoặc bộ công an quản lý chỉ đạo và giám sát việc xây dựng.

Phân loại cấp công trình nhằm những mục đích cụ thể nào?

Tại các Khoản 1 và Khoản 2 của Điều 3 được quy định tại Thông tư 03/2016/TT-BXD, hoạt động thực hiện phân loại cấp công trình là những nội dung cần  xác định nhằm các mục đích sau:

  • Xác định được những thẩm quyền của các cơ quan có liên quan và có chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng để thực hiện nhiệm vụ thẩm định và thiết kế xây dựng, đồng thời thực thi công tác kiểm tra, nghiệm thu kết quả của quá trình thi công xây dựng.
  • Phân hạng được cụ thể được các năng lực hoạt động của những Tổ chức hay cá nhân cụ thể nào đó để thực hiện nhiệm vụ cấp chứng chỉ về năng lực và chứng chỉ để hành nghề tương ứng.
  • Công bố các thông tin chi tiết về  năng lực hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
  • Thuận tiện cho việc tổ chức thi tuyển và tuyển chọn các vị trí phù hợp trong lĩnh vực  thiết kế kiến trúc.
  • Xác định chính xác được  mức độ ảnh hưởng của các loại công trình đến an toàn của công động
  • Đảm bảo được bảo hiểm thực thi trách nhiệm nghề nghiệp
  • Thuận tiện cho việc đánh giá và đảm bảo được sự an toàn trong quá trình khai thác và sử dụng công trình xây dựng
  • Xác định được những sự cố của công trình và có thẩm quyền để nhanh chóng giải quyết các sự cố đáng tiếc của công trình
  • Có thể giúp việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng chính các và dễ dàng hơn
  • Xác định được thời hạn và khoản tiền bảo hành cho công trình
  • Quy trình bảo trì có thể diễn ra một cách hợp lý.
Xem thêm:  Hồ sơ kiến trúc biệt thự file cad hoàn chỉnh

Phân loại cấp công trình bao gồm mấy loại?

Những điều cần biết về phân loại cấp công trình

Thông thường phân loại cấp công trình có 5 cấp công trình dựa theo những tính chất công trình được sử dụng làm gì cũng như quy mô của công trình xây dựng đó. Việc phân loại cấp công trình có mục đích là để xác định được độ bền vững, chắc chắn và có thể tính toán một cách chính xác được thời gian sử dụng công trình xây dựng bao gồm những cấp công trình sau đây:

  •  Phân loại cấp công trình thông đặc biệt, thông thường cấp công trình xây dựng này sẽ có thời hạn sử dụng trên 100 năm.
  • Phân loại cấp công trình xây dựng cấp I có thời hạn sử dụng công trình xây dựng là trên 100 năm.
  • Phân loại cấp công trình xây dựng cấp II có thời hạn sử dụng công trình xây dựng giao động khoảng từ 50 đến 100 năm.
  • Phân loại cấp công trình xây dựng cấp III có thời hạn sử dụng công trình xây dựng giao động khoảng từ 20 đến 50 năm.
  • Phân loại cấp công trình xây dựng cấp IV có thời hạn sử dụng công trình xây dựng dưới năm.

Hy vọng với những chia sẻ về phân loại cấp công trình đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *